Mặc dù phát triển rầm rộ dưới triều Minh Mạng nhưng đến triều Tự Đức do chiến tranh, kinh tế sa sút cùng với một số yếu tố khác, dòng tranh Pháp lam Huế dần bị lụi tàn và đi vào lãng quên… Nhưng những năm gần đây, khi đất nước trên đà phát triển và hội nhập, không ít du khách quốc tế và Việt Nam ngỡ ngàng trước sự hồi sinh trở lại của dòng tranh này trên đất Huế sau hơn một thế kỷ thất truyền.
Bỏ nghề y… đến với Pháp lam
Để tìm hiểu thêm kỹ nghệ chế tác và sự hồi sinh của dòng tranh Pháp lam, chúng tôi tìm đến doanh nghiệp tư nhân dịch vụ vẽ tranh Pháp lam cung đình Huế của ông Nguyễn Phước Diễn - một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn sót lại với dòng tranh Pháp lam. Ông Diễn cũng là người góp sức rất lớn trong việc hồi sinh, bảo tồn cũng như phát triển “Pháp lam xứ Huế”.
Ông tâm sự: “Tôi mê dòng tranh này lắm. Từ hồi học cấp 2 tôi đã tìm hiểu về tranh Pháp lam. Nhưng do hồi đó hầu như không còn ai theo nghề nữa nên chủ yếu tôi chỉ tìm hiểu qua sách báo”. Từ niềm đam mê cháy bỏng dành cho Pháp lam, ông đã quyết định chọn cho mình một con đường mới, đó là mở xưởng chế tác vẽ tranh Pháp lam. Đây được xem là một bước đi đột phá của ông nhằm phát triển và đưa dòng tranh này đến được với nhiều người yêu thích hội họa trong và ngoài nước.
Trước khi đến với nghề vẽ tranh Pháp lam ông Diễn từng là một bác sỹ, nhưng với lòng đam mê ông đã quyết định từ bỏ nghề y để đến với dòng tranh này.
Những ngày đầu đi vào hoạt động, xưởng chế tác tranh của ông gặp không ít khó khăn, nhất là nguồn vốn và khâu tiêu thụ sản phẩm. Để tiếp tục bước được trên con đường mới, xưởng cần rất nhiều vốn. Ông đã phải chạy ngược, chạy xuôi vay mượn khắp nơi để đầu tư vào xưởng chế tác tranh. Bạn bè ông ai cũng bảo, sao mày “phiêu” thế.
Để tìm hiểu thêm kỹ nghệ chế tác và sự hồi sinh của dòng tranh Pháp lam, chúng tôi tìm đến doanh nghiệp tư nhân dịch vụ vẽ tranh Pháp lam cung đình Huế của ông Nguyễn Phước Diễn - một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn sót lại với dòng tranh Pháp lam. Ông Diễn cũng là người góp sức rất lớn trong việc hồi sinh, bảo tồn cũng như phát triển “Pháp lam xứ Huế”.
Ông tâm sự: “Tôi mê dòng tranh này lắm. Từ hồi học cấp 2 tôi đã tìm hiểu về tranh Pháp lam. Nhưng do hồi đó hầu như không còn ai theo nghề nữa nên chủ yếu tôi chỉ tìm hiểu qua sách báo”. Từ niềm đam mê cháy bỏng dành cho Pháp lam, ông đã quyết định chọn cho mình một con đường mới, đó là mở xưởng chế tác vẽ tranh Pháp lam. Đây được xem là một bước đi đột phá của ông nhằm phát triển và đưa dòng tranh này đến được với nhiều người yêu thích hội họa trong và ngoài nước.
Trước khi đến với nghề vẽ tranh Pháp lam ông Diễn từng là một bác sỹ, nhưng với lòng đam mê ông đã quyết định từ bỏ nghề y để đến với dòng tranh này.
Những ngày đầu đi vào hoạt động, xưởng chế tác tranh của ông gặp không ít khó khăn, nhất là nguồn vốn và khâu tiêu thụ sản phẩm. Để tiếp tục bước được trên con đường mới, xưởng cần rất nhiều vốn. Ông đã phải chạy ngược, chạy xuôi vay mượn khắp nơi để đầu tư vào xưởng chế tác tranh. Bạn bè ông ai cũng bảo, sao mày “phiêu” thế.
Pháp lam thành Đại Nội Huế |
Mỗi bức tranh Pháp lam được đầu tư rất nhiều cả về vốn lẫn công sức. Ông Diễn cho biết, kỹ thuật chế tác tranh Pháp lam rất tỷ mỷ, cẩn thận và khó khăn nên trong quá trình chế tác chỉ cần sai một chi tiết nhỏ cũng đủ để bức tranh thành vật bỏ đi, nên trong các khâu chế tác tranh, ông Diễn rất cẩn thận. Theo ông, để hoàn thành được một bức tranh Pháp lam mất rất nhiều thời gian, trung bình là 4 - 5 ngày.
Cần bảo tồn và phát triển
Với những bức phù điêu cũng như những mảnh tranh lớn được trang trí tại các công trình lăng tẩm, cung điện cũng như các vật dụng của vua chúa ngày xưa, Pháp lam Huế được chế tác theo phong cách là họa Pháp lam. Đó là kỹ thuật dùng men Pháp lam một hay nhiều màu vẽ các họa tiết lên cốt kim loại, sau đó đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao. Đây cũng là nét đặc trưng rất riêng của Pháp lam Huế. Trải qua hàng trăm năm, chịu sự tác động của bao yếu tố, nhưng các tác phẩm Pháp lam vẫn không bị mai một, mà còn giữ nguyên vẻ đẹp vốn có.
Hiểu được những giá trị của dòng tranh đặc biệt này, ông Diễn đã bỏ ra rất nhiều công sức để bảo tồn và phát triển nó. “Để vẽ ra được một bức tranh Pháp lam cần phải nắm rõ kiến thức lẫn kỹ năng thẩm mỹ, nếu thiếu một trong hai cái này sẽ không vẽ được một bức tranh Pháp lam như mong muốn”, ông Diễn nói.
Chính vì vậy, tranh Pháp lam của ông giờ đây đã có rất nhiều người biết đến, đặc biệt là du khách nước ngoài đến Huế thường ghé thăm cửa hàng ông để mua tranh về làm kỷ niệm. Mặc dù, nhiều người tìm đến doanh nghiệp của ông để đặt hàng, nhưng do số lượng tranh làm ra có hạn nên không đủ để cung cấp cho khách hàng. Nắm rõ được thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, nên ông đang có ý định là sẽ mở thêm một xưởng chế tác tranh nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một cao.
Pháp lam về cuộc sống của người nông dân |
Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu của dòng tranh là tầng lớp thượng lưu vì giá tương đối cao. Ước muốn của ông là đưa dòng tranh này đến được với tất cả mọi người. Nhưng, khó có thể trở thành hiện thực khi mà hầu hết các nguyên vật liệu để chế tác ra Pháp lam đều được nhập khẩu từ nước ngoài về. Riêng, chỉ có men sứ và màu vẽ là do ông tự sáng chế. Để bảo tồn dòng tranh này, “Pháp lam cung đình Huế” của ông Diễn đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Hiện, ngoài các sản phẩm được trưng bày tại xưởng chế tác, ông còn có nhiều tác phẩm đang được trưng bày và triển lãm tại làng nghề Huế.
Mặc dù còn gặp khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển nghề, nhưng theo ông Diễn, nếu được sự quan tâm và hậu thuẫn của các cơ quan chức năng, trong một tương lai không xa, tranh Pháp lam cung đình Huế sẽ được phục hồi và đến được với tất cả mọi người yêu thích hội họa trong và ngoài nước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét