Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Năm Thìn chiêm ngưỡng nét uy quyền Rồng triều Nguyễn

Đã từng là kinh đô cuối cùng của triều Nguyễn từ năm 1802-1945, Huế là nơi còn lưu giữ lại gần như nguyên vẹn các công trình kiến trúc trong đó rồng là biểu tượng không thể thiếu, tượng trưng cho uy quyền của bậc đế vương.
Dạo bước đầu năm vào các di tích như Đại Nội, lăng các vua như Khải Định, Minh Mạng, Tự Đức cũng như qua miền phủ đệ hay đến thư thả tâm hồn với các ngôi quốc tự như Bảo Quốc, Diệu Đế, Thiên Mụ... đâu đâu du khách cũng có thể bắt gặp hình ảnh con rồng.
Rồng xuất hiện nhiều trên các diềm mái ngói, ở ô - hộc trang trí dưới phần mái, cột kèo hay chạm khắc trên các đồ dùng như đỉnh đồng, khay chén, chậu... Rồng thời Nguyễn hình dáng cân đối, không quá ốm hay mập. Rồng toát lên vẻ đẹp uy quyền của bậc minh quân: oai vệ - lực lưỡng - thông minh - thần khí.

Rồng trên lầu Ngũ Phụng (Đại Nội)

Đôi rồng trên phần mái

Rồng chầu cam lồ trên điện Thái Hòa

Cặp rồng quện vào nhau

Rồng chầu mặt trời trên cửa Chương Đức

Đầu rồng đội bánh xe luân hồi trên quốc tự Bảo Quốc
 

Ngai vàng của vua - nơi có 9 con rồng

Bửu tán trên ngai vàng

Ấn tín của vua chạm rồng được cách điệu lớn để ở sân trước điện Cần Chánh

Kiệu vua có 2 đầu rồng ở đầu cán

Rồng trên long bào

trên lọng

Rồng ở máng xối nước

Con rồng oai vệ bằng đồng trước sân nhà hát Duyệt Thị Đường

Móng con rồng quân tử có 5 ngón

Cột đèn chạm trổ rồng

Đèn kéo quân

Rồng mới phục hồi trên ô hộc ở Trường Lang
Đầu rồng dữ tợn với móng vuốt làm nhiệm vụ giữ cửa

Rồng trên chậu tùng già

Trên các cột đá, gỗ trong cung điện vua Nguyễn

Ở Cao đỉnh (đỉnh đồng dành cho vua Gia Long - vị vua đầu tiên triều Nguyễn) có khắc 1 con rồng được xem là đẹp nhất tại Đại Nội

Đôi rồng trên 1 lư đồng

Rồng chầu với rêu phong
Rồng làm quai chuông trên lầu Ngũ Phụng

Rồng trên gạch hoa

Rồng trên bình phong lăng vua Tự Đức

Rồng trên súng thần công
Những con rồng chầu bệ vệ tại Hiển Lâm Các.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét