Với nhiều người Nhật, chẳng có gì có thể rộn ràng trong mùa xuân hơn là các lễ hội thờ “cái ấy”.
Mùa xuân đã về trên nước Nhật, và với người dân của đất nước này, điều đó còn có một ý nghĩa nữa. Trên thực tế, thì đó là hai sự kiện, đó là lễ hội thờ các bộ phận đặc biệt trên cơ thể nam giới và phụ nữ, mà chúng ta hay gọi là linga (nam) và yuni (nữ).
Điều này nghe có vẻ bỡn cợt. Nhưng những lễ nghi truyền thống này đã có ít nhất cách đây 1.500 năm trong lịch sử nông nghiệp của Nhật. Lễ hội tượng trưng cho vụ mùa bội thu và giàu ý nghĩa phồn thực.
Xét trên dân số hiện nay của nước Nhật thì có lẽ họ nên tổ chức nhiều lễ hội kiểu này hơn. Tỉ lệ sinh đẻ tại Nhật hiện đang thấp nhất trên thế giới (1,37 trẻ em/phụ nữ). Các chuyên gia đã cảnh báo về tình trạng thu nhập thấp và các mối quan hệ về giới đang thay đổi.
Năm ngoái, chính quyền Nhật hy vọng sẽ làm tăng tỉ lệ sinh đẻ bằng cách hỗ trợ thêm 280 USD cho mỗi em nhỏ.
Trong khi đó, các lễ hội này góp phần đáng kể để thu hút sự tham gia của khách du lịch và thư giãn cho người dân địa phương.
Một trong những lễ hội linga nổi tiếng nhất là ở ngôi đền Tagata ở thành phố Komachi, cách Nagoya 45 phút vào ngày 15/3 hàng năm. Lễ hôi yuni lại được tổ chức ở ngôi làng gần đó.
Tại lễ hội yuni ở Him-no-miya, các bậc phụ huynh diện quần áo đẹp cho các con mình, cầu nguyện cho lũ trẻ khỏe mạnh, và uống rượu sake, bia và các món ăn nhẹ.
Vào buổi sáng, lũ trẻ mang những chiếc yuni nhỏ tới đền Ogata. Sau đó, 40 người đàn ông trưởng thành khiêng chiếc linga gỗ tới ngôi đền trong lễ rước chính. Đi phía sau là những người khiêng kiệu của 2 chiếc yuni nhỏ hơn.
Đến cuối ngày, những chiếc bánh mochi màu trắng và màu hồng (có hình tròn, được làm từ gạo nếp) được ném vào đám đông.
Lễ hội linga trong ngày tiếp theo còn thu hút thêm nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Nhật hơn nữa, có khi lên đến 100.000 người. Trong buổi lễ, nhiều người thích thú chụp ảnh với các linga bằng gỗ và bằng kẹo. Sự kiện chính là lễ rước tượng dương vật làm bằng gỗ, được đẽo từ thân cây bách của Nhật.
Đội rước tượng dừng lại và quay chiếc dương vật gỗ vài vòng và hò reo, tung hô và xô đẩy nhau. Công việc này rất nặng nhọc nên các đội phải đổi tay liên tục trong suốt hơn một tiếng rưỡi hành lễ.
Theo người Nhật cổ, lễ hội này tượng trưng cho sự phát triển của vạn vật, người mẹ (là đất) sẽ trở nên màu mỡ nhờ có người cha (là trời).
Ngoài ra, với nhiều người khác, lễ hội còn có ý nghĩa về sự sinh sôi, nảy nở.
“Mọi người tới đây khi họ muốn có con” – Katsuragawa Noboru, một tình nguyện viên và là cư dân ở Komaki, nói. “Nếu như điều đó hiệu nghiệm, họ sẽ phải trở lại đây vào năm sau đó để cảm ơn các vị thần”.
Với Katsuragawa Noboru, điều này đã hiệu nghiệm tới hai lần. Giờ anh có một bé trai và một bé gái.
Lucy Glasspool nghiên cứu về giới tính và văn hóa dân gian tới Nagoya để tham quan, và lễ hội này giúp cô có thêm thông tin về cả hai khía cạnh đó.
“Tôi nghe nói về lễ hội từ lâu nhưng tôi không chắc là mình thật sự tin vào điều này. Nhưng giờ thì tôi đang ở đây và tôi nghĩ là mọi thứ đều có thể xảy ra. Tôi rất thích thú với chiếc kẹo có hình dương vật này”.
Một phụ nữ Mỹ khác thì nhìn lại tấm hình chụp với bạn bên chiếc kẹo, rồi thốt lên: “Ôi trời, chiếc ảnh này sẽ phải lên Facebook mới được”.
Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh về lễ hội đặc biệt này:
Hai người đàn ông đang kiểm tra lại chiếc yuni thiêng
Cậu bé diện đồ để chụp hình bên đền Ogata
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét