hèn ép, giẫm đạp, ùn tắc… đã là những hình ảnh quen của các lễ hội đầu năm. Ít ngày nữa, Hội Lim (Bắc Ninh), Lễ hội đền Trần (Nam Định) sẽ khai mạc và BTC của các địa phương đang lo ngay ngáy.
Nỗi lo “cướp ấn”
Được quan tâm nhiều nhất và luôn là “điểm nóng” trong mùa lễ hội là lễ phát ấn đền Trần. Mặc dù ban tổ chức (BTC) năm nay đã lên một kịch bản hoàn toàn mới để giảm tải nạn ùn tắc nhưng dường như những phương án đưa ra chỉ để giải quyết tình thế.
Bà Cao Thị Tính- Phó Chủ tịch UBND TP.Nam Định cho biết: “Số lượng lá ấn phát ra tại Lễ khai ấn đền Trần 2012 sẽ không hạn chế và phục vụ tối đa nhu cầu của người dân cho tới hết tháng Giêng”.
Theo kế hoạch mới, năm nay Lễ hội đền Trần sẽ không phát ấn cho người dân vào đêm 14 tháng Giêng mà chỉ tổ chức các nghi lễ rước kiệu ấn, khai ấn nghi thức trong đền. Vào đêm 14 tháng Giêng, từ 20 giờ 30, BTC sẽ làm công tác chuẩn bị lễ.
Từ 21 giờ 40 đến 22 giờ 10 sẽ diễn ra lễ dâng hương do UBND TP.Nam Định chủ trì. Từ 22 giờ 10 đến 23 giờ là nghi lễ rước kiệu ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Từ 23 giờ đến 23 giờ 30, BTC sẽ làm lễ khai ấn theo nghi thức cổ truyền và chỉ có 11 lá ấn được đóng. 3 giờ sáng 15 tháng Giêng sẽ là lễ hồi kiệu ấn về đền Cố Trạch. Việc phát ấn sẽ được tổ chức từ 7 giờ sáng hôm sau cho đến hết tháng Giêng và người nhận ấn không phải trả tiền.
Tình trạng chen lấn, giẫm đạp tại Lễ hội đền Trần Nam Định đã xảy ra nhiều năm. |
Để tránh tình trạng người dân phải chen nhau xin ấn, trong khu vực đền, BTC sẽ chia thành 5 điểm phát ấn, BTC cũng sẽ không làm lồng sắt như năm 2011 để tránh gây phản cảm. Sẽ có 2 bãi đỗ xe với sức chứa 2.000 ô tô đã được nâng cấp hoàn chỉnh; các bãi đỗ xe máy, xe đạp cũng đã hoàn tất về cơ sở vật chất và phương án tổ chức trông giữ, giá vé…
Công an TP.Nam Định sẽ thực hiện chỉ đạo phân luồng giao thông từ các hướng cách khu vực diễn ra lễ hội 2 km vào những ngày trọng điểm. BTC cũng đã có phương án phối hợp với lực lượng chức năng triệt phá các hoạt động cờ bạc trá hình, hành khất…
Anh Nguyễn Văn Hùng (phường Lộc Vừng, TP.Nam Định) cho biết: “Tôi sống ngay gần khu vực đền Trần, thấy thông báo sẽ chuyển giờ phát ấn nhưng với tâm lý của người dân mình, ngày khai hội bao giờ cũng phải chen nhau để đi, chẳng ai đợi đến một vài ngày sau nên dù thay đổi giờ phát ấn vào lúc nào đi chăng nữa thì tình trạng quá tải chắc chắn sẽ xảy ra”.
Nhiều người cũng lo ngại, việc bỏ lồng sắt mặc dù tạo nên một hình ảnh mới có mỹ quan hơn, nhưng nếu công tác an ninh trật tự không tốt, người dân đi hội thay vì xin ấn sẽ chuyển sang... cướp ấn.
Chưa có lời giải
Thực tế, các giải pháp để giảm thiểu thấp nhất những vấn nạn trong mùa lễ hội luôn là bài toán chưa có lời giải cho các BTC. Tâm lý của người đi hội, ai cũng muốn được thắp hương, cầu khấn xin tài lộc chứ không chỉ đi chơi hội nên đã kéo theo nạn ùn tắc, chen lấn.
Ban tổ chức cho biết, Hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh) năm nay được tổ chức trong 2 ngày 3 và 4.2.2012 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch) tại các xã Nội Duệ, Liên Bão và thị trấn Lim; trong đó trung tâm lễ hội vẫn là đồi Lim.
Ông Nguyễn Quang Nhị - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Ninh cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo TP.Bắc Ninh và ban quản lý di tích nghiêm túc rút kinh nghiệm những mặt chưa làm được, nhưng chắc có lẽ tình trạng xô bồ vẫn sẽ diễn ra. Không chỉ nạn ùn tắc mà còn khá nhiều vấn nạn chỉ việc chèo kéo du khách, mời viết sớ, mua vàng mã, tình trạng khấn thuê ngay trong đền cũng khiến nhiều người bất bình. Lượng người đi hội thì quá đông, các cơ quan tổ chức thực sự khó mà quán xuyến nổi. Trước mùa lễ hội, chúng tôi thực sự rất lo lắng”.
Ông Nguyễn Văn Vấn - Trưởng Công an huyện Tiên Du, đơn vị phụ trách công tác an ninh tại Hội Lim chia sẻ: “Năm nào chúng tôi cũng phải đối mặt với nạn ùn tắc cùng nhiều phản ánh của du khách về nạn trộm cắp, móc túi tại lễ hội. Năm nay, chúng tôi sẽ tăng cường các lực lượng ngầm ngoài các chốt để ngăn ngừa tình trạng này nhưng nói thực là rất khó vì lễ hội càng có nhiều hoạt động vui chơi thì người đi trẩy hội càng mất cảnh giác khiến bọn trộm cắp lộng hành”.
Việc tuyên truyền về giá trị văn hóa trong các lễ hội chưa được làm tốt cũng là lý do làm gia tăng tình trạng quá tải đang diễn ra trong các lễ hội.
Ông Lương Hồng Quang - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam bày tỏ: “Lá ấn đền Trần được nhiều người “mặc định” là giúp cho người có nó “thăng quan tiến chức”.
Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, tham vấn ý kiến nhiều nhà khoa học, tôi thấy rằng, lá ấn tại đền Trần chỉ có tính chất là cầu an, chứ hoàn toàn không có giá trị “thăng quan tiến chức” như nhiều người vẫn tưởng. Các cơ quan truyền thông phải vào cuộc nhiều hơn tuyên truyền cho người dân biết điều này để góp phần giảm bớt sự quá tải cho lễ hội”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét