Vượt qua những đường mòn rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ, chuẩn bị chuyến đi đoàn chúng tôi chuẩn bị ba lô gạo, lương thực, nước uống nhu yếu phẩm, mỗi chuyến đi rừng các phu đá phải mang trên người từ 25 - 30 kg chưa kể xà beng và các đồ nghề
Sau khi vượt qua nhiều con suối chúng tôi gặp rất nhiều những con dốc thẳng, vào những ngày mưa ở đây đi rất trơn trượt và nguy hiểm.
Sau 2 giờ đi bộ cả đoàn đi khá mệt với mùa hè thì cảm thấy thỏa mái với nhiều tán cây cổ thụ mát, nhưng rất vất vả di chuyển vào trời mưa.
4 giờ đồng hồ chúng tôi đi gần tới bãi đá, với nhiều chiếc hố nằm la liệt với dạng vòm hàm ếch, những người thợ đào đá họ đào vậy để xác định các vỉa mạch của đá quý Aquamrine, có khi những đội thợ đảo cả tháng trời cũng chưa tìm được đá Aquamarine. Những chiếc hố được xác định có đá thạch anh và aquamarine sau đó các người thợ tập trung đào rộng và sâu xuống, với những cách đào thủ công rất nguy hiểm. Đá Aquamarine được nằm trong những nền đá kết không phải là những nền đá cứng rất nhiều phu đá chết vì sập hầm và bị sụt lún khi trời vừa mưa xong.
Phu đá nhóm bếp nấu cơm
Để đào được những viên đá quý Aquamarine những phu đá phải chấp nhận ở lại khu rừng già Xuân Liên hàng tuần thậm chí 10 ngày đối mặt với nhiều nguy hiểm thú rừng, côn trùng mưa gió sạt lở đất, vắt, bọ cạp...
Vùng đồi núi Xuân Lẹ có nhiều khoáng sản, cây cao trong rừng nguyên sinh mật độ sét dày đặc cũng tăng thêm nhiều mối nguy hiểm tại đây.
Bữa cơm cùng anh em phu đào đá có trứng luộc và rau rừng. Trên rừng cả tuần đối diện với mối lo thiếu lương thực những người thợ cũng cần có nhiều kỹ năng để sinh tồn, tìm rau rừng, săn sắt thú rừng để cải thiện bữa ăn.
Sau một ngày cật lự cuối cùng thành quả nhóm thợ thu được một số Aquamarine
Sau một ngày cật lự cuối cùng thành quả nhóm thợ thu được một số Aquamarine
Viết bới VietnamgemNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét