Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Xem mỏ đá quý đồng than đá rừng gỗ tếch Myanmar

Myanmar rất giàu đá quý, gỗ tếch, đồng, vàng và than đá. Nước này còn có trữ lượng hàng trăm tỷ m3 khí đốt cùng hàng chục triệu thùng dầu thô. Trong khi các nước Mỹ phương Tây cấm vận thì Trung Quốc sở hữu khai thác nhiều mỏ đá quý, đồng, rừng gỗ với giá rất rẻ.

Khi Myanmar mở cửa nền kinh tế sau 50 năm dưới quyền kiểm soát của quân đội, các công ty trên khắp thế giới đã đổ xô đến nhằm khai thác nguồn tài nguyên dồi dào. Myanmar rất giàu năng lượng, đá quý (ngọc bích, hồng ngọc), gỗ tếch, đồng và than đá. Nước này được cho là có 311 - 651 tỷ m3 trữ lượng khí đốt tự nhiên và 50 triệu thùng dầu thô. Gần đây, Myanmar còn tổ chức đấu thầu 18 lô dầu mỏ và khí đốt.



Myanmar sở hữu tới 80% lượng gỗ tếch toàn cầu. Đây là loại gỗ rất phổ biến ở châu Á, được dùng làm đồ nội thất và đóng thuyền.

Một cậu bé Myanmar đang đánh dấu gỗ để xuất khẩu.

Từ năm 2014, Chính phủ Myanmar sẽ cấm xuất khẩu gỗ tếch thô, mà chỉ cho phép xuất sản phẩm hoàn thiện làm từ loại gỗ này.

Myanmar có rất nhiều đá quý, đặc biệt là ngọc bích. Giá những mặt hàng này đang tăng vọt do nhu cầu từ Trung Quốc. Năm tài chính 2010 - 2011, doanh thu xuất khẩu ngọc bích của Myanmar đạt trên 1,75 tỷ USD, chiếm một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu. Mỹ đã cấm nhập khẩu sản phẩm này của Myanmar từ năm 2008.

Quốc gia này cũng có lượng hồng ngọc dồi dào. Đá quý, đặc biệt là hồng ngọc, chính là nguồn doanh thu lớn thứ ba cho Myanmar khi còn nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội.

Khu vực Mogok của Myanmar cung cấp tới 90% hồng ngọc trên thế giới. Vì nơi này cấm người ngoài ra vào, nên kênh truyền hình Al Jazeera (Qatar) đã phải bí mật quay cảnh khai thác hồng ngọc tại đây. Những người khai mỏ chiếm đất của nông dân để tìm đá quý. Nông dân không thể ngăn chặn họ và cũng không nhận được tiền bồi thường. Nếu hồng ngọc được tìm thấy, phần đất đó sẽ ngay lập tức bị sung công.

Người già và trẻ em làm việc tại các mỏ của nhà nước với mức lương chỉ 1,5 USD mỗi ngày. Có em bé mới chỉ lên 4 tuổi. Hồng ngọc được khai thác ở đây sẽ được chuyển đến các cửa hàng của nhà nước, hoặc buôn lậu qua Thái Lan để bán sang các nước phương Tây.

Đồng cũng là nguồn tài nguyên lớn của Myanmar. Đây là mỏ Letpadaung ở thị trấn Monywa, phía Tây Bắc Myanmar. Góc phải bức ảnh là một đền thờ Phật giáo, sắp được dỡ đi để mở rộng mỏ này.

Các nhà sư và người dân khu vực này đều phản đối việc chính phủ chiếm đất và mở rộng khu mỏ.

Nông nghiệp tạo ra việc làm cho phần lớn người dân Myanmar và đóng góp 36% GDP. Dân số Myanmar hiện là 64 triệu người.


Myanmar từng là quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới giai đoạn 1960 - 1963.

Gạo xuất khẩu của nước này được kỳ vọng tăng lên 3 triệu tấn năm 2017, từ 1,5 triệu tấn mục tiêu cuối năm 2013.

Hai phần ba năng lượng tại Myanmar đến từ các nhiên liệu như gỗ hay than đá.

Thiếu phát triển và đầu tư cũng có nghĩa nước này nằm trong top tiêu thụ điện thấp nhất châu Á.

Myanmar được cho là có 311 - 651 tỷ m3 khí đốt. Dấu đỏ trong ảnh là mỏ khí đốt Yadana - dự án ngoài khơi đầu tiên của Myanmar, do gã khổng lồ năng lượng Pháp Total điều hành. Mỏ khí này được tìm ra năm 1980 và chứa 150 tỷ m3 khí. Nơi đây cách bờ 59,5km và đáy biển 1,3km. Việc khai thác bắt đầu từ năm 2000 và sẽ kéo dài trong 30 năm.

Khí đốt là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước này, phần lớn sang Thái Lan. Điểm đỏ trong ảnh là mỏ khí Yetagun. Đây là dự án ngoài khơi thứ hai của Myanmar và được điều hành bởi Petronas. Việc sản xuất bắt đầu từ tháng 5/2000 và Yetagun được cho là có 90 tỷ m3 khí tự nhiên.

Myanmar được cho là có trữ lượng dầu thô khoảng 50 triệu thùng. Nước này cũng đang dần đấu thầu các lô dầu mỏ, khí đốt để thu hút đầu tư nước ngoài. Điểm đỏ trong ảnh là khu vực mỏ Rakhine. Tháng 12/2012, Woodside Petroleum (Australia) đã đồng ý mua 50% cổ phần lô A-6 tại Rakhine Basin.

Các công ty nước ngoài vẫn e ngại đầu tư vào đây do phải liên doanh với các công ty nhà nước, như Myanma Oil And Gas Enterprise. Trong ảnh là mỏ dầu và khí đốt Shwe với trữ lượng 135 - 244 tỷ m3. Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) có 60% cổ phần của dự án này.

Mỏ dầu khí Thargyitaung/Sabe trong ảnh được phát hiện từ năm 2001 và vẫn được tiếp tục khai thác.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét