Bước chân vào căn nhà của anh Tiếng trên đường Nguyễn Công Trứ ở số nhà 232 người xem không khỏi kinh ngạc và bị lôi cuốn lạ kỳ khi trước mắt mình là hàng trăm tác phẩm bằng gỗ hóa thạch và đá tự nhiên hình hài độc đáo, chất liệu quý hiếm. Thật khó tin, trong số tác phẩm anh Tiếng đang sở hữu có những tác phẩm được tạo nên bằng chất liệu đá mã não, cây cháy hóa thạch, gỗ lũa hóa thạch, xương hóa thạch… hình hài dung dị, “bắt mắt” mà niên đại có thể lên tới hàng triệu năm tạo hóa đã ban tặng cho con người. “Tôi không biết chính xác niên đại của các tác phẩm bằng đá tự nhiên, gỗ hóa thạch hay gỗ lũa hóa thạch… mà tôi đang sở hữu. Tuy nhiên, tại những vị trí phát hiện các tác phẩm này xưa kia đều có núi lửa phun trào, theo những người công tác trong lĩnh vực địa chất học các tác phẩm này có niên đại khá lâu, ước tính hàng triệu năm…”, anh Tiếng cho hay.
Đá Caxedon có niên đại hàng triệu năm.
Tác phẩm “Trên đỉnh phù vân” chất liệu bằng đá mã não có niên đại hàng nghìn năm.
Anh Tiếng cho biết hiện trong căn nhà của anh có hơn 500 tác phẩm nghệ thuật sinh vật cảnh được trưng bày miễn phí cho người xem và được chia làm 3 nhóm tác phẩm đặc trưng theo chất liệu, gồm: nhóm tác phẩm có nguồn gốc từ cây xanh; nhóm tác phẩm có nguồn gốc từ gỗ (cây khô và gỗ lũa); nhóm tác phẩm bằng đá (dòng tự nhiên và dòng mài). Nhưng tựu chung được chế tác theo hai trường phái chơi đá nghệ thuật của Nhật Bản, đó là nghệ thuật Suisenki - nghệ thuật tự nhiên và nghệ thuật Bisiki- nghệ thuật tạo hình theo mỹ nghệ. Theo anh Tiếng, mỗi một loại hình tác phẩm trưng bày đều có giá trị, hình tượng đặc thù và ý nghĩa đặc biệt. Có những tác phẩm bằng đá, bằng gỗ khi mới phát hiện trong tự nhiên vốn là thứ “vô tri vô giác”, chưa hề có hình hài cụ thể nhưng dười bàn tay nghệ sỹ những phiến đá vô tri ấy trở nên “có hồn” và lôi cuốn người xem một cách kỳ lạ bởi “chất” nghệ thuật và giá trị niên đại nó mang trên mình. “Mỗi một tác phẩm đều gắn liền với một hình tượng nhất định trong cuộc sống hằng ngày. Điều quan trọng của người nghệ sỹ sau khi phát hiện phải biết cách “thổi hồn vào đá”. Biến các phiến đá trở thành các tác phẩm nghệ thuật độc đáo…”, anh Tiếng nói.
Đa phần các tác phẩm đều do anh Tiếng khai sinh, sưu tầm nên đối với anh tác phẩm nào cũng có ý nghĩa, giá trị đặc biệt riêng nhưng anh cho biết đối với nhóm tác phẩm bằng cây xanh anh tâm huyết nhất là tác phẩm “Tùng la vạn niên” có niên đại 115 tuổi. Đối với tác phẩm bằng gỗ anh ấn tượng với tác phẩm 3 trong một gồm: “vòng xoáy cuộc đời” - “tàn nhưng không phế” -“mộng mơ”. Còn những tác phẩm bằng đá tự nhiên như: “cô gái trăng khuyết”, “như cánh vạc bay”… có thể nói như chính linh hồn anh.
Tác phẩm “Sơn thủy hữu tình” chất liệu đá mã não.
Cây cháy hóa thạch
Gỗ lũa hóa thạch có niên đại lên tới hàng triệu năm.
Được biết, trong số các tác phẩm mà anh Tiếng đang sở hữu, nhiều tác phẩm đã đoạt giải cao tại cuộc thi nghệ thuật sinh vật trong Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như tác phẩm: “Hải thượng Lãn ông” chất liệu bằng đá Kasidol đoạt giải nhất, “Tùng la vạn niên” có niên đại 115 tuổi đoạt HCV… Anh Tiếng còn cho biết, hiện anh đang tiến hành sàng lọc những tác phẩm “ưng ý” nhất trong bộ sưu tầm hơn 500 tác phẩm của mình để mang đi tham dự Festival Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức vào sang năm 2013.
Gỗ hóa thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét