Thái giám nhà Minh có quan niệm ăn não trẻ và bộ phận sinh dục nam giới để tái sinh 'của quý', phục hồi dương khí.
Vì vậy, vô số trẻ nhỏ thời bấy giờ bị sát hại thảm khốc, dân đen mất con oán thán kêu trời. Cuộc sống chốn hoàng cung của những hoạn quan triều Minh được mô tả khá tỉ mỉ trong cuốn “Minh sử hỏa tập”. Dù no đủ về vật chất, cuộc sống với thái giám vô vị, nhạt nhẽo, không tri kỷ, không hậu thế, không hy vọng và ẩn giấu những bí mật động trời chốn thâm cung.
Mê tín tột độ
Vì cô độc, hoạn quan thường có thói mê tín để tìm kiếm sự an ủi về tâm hồn. Thái giám Lưu Cẩn triều Minh là một ví dụ điển hình. Nổi tiếng là một hoạn quan chuyên quyền thời Minh Vũ Tông, Lưu Cẩn được phong làm Tư lễ giám, chuyên phê duyệt sớ tấu trong triều. Là một trong số 8 tên hầu cận tin cậy của hoàng đế, Lưu Cẩn hống hách làm càn, hô gió gọi mưa.
Dân gian bấy giờ gọi hắn là “Hoàng đế đứng”, ý chỉ thói lộng quyền vô phép, qua mặt “Hoàng đế ngồi” Vũ Tông. Ngoài việc triều chính, hắn xây dựng từ đường và lăng mộ hoành tráng cho phụ mẫu tại Hưng Bình, Thiểm Tây, cất Huyền Minh cung ngoài Triều Dương môn, cúng tế Huyền Thiên Hoàng đế.
Dù leo tới đỉnh chóp bu của quyền lực, tên hoạn quan này vẫn sống cảnh lẻ loi, cô độc. Để khỏa lấp nỗi khổ tâm, hắn mê tín tột độ. Thậm chí, vì tôn sùng sự thiêng liêng, thần bí của khái niệm “thiên”, Lưu Cẩn cấm mọi người nhắc tới từ này. Nhưng cũng chính thói xảo quyệt, hống hách làm càn đã khiến hắn bị các quan lại trong triều “thay trời hành đạo” lật đổ quyền lực đó. Cũng như Lưu Cẩn, nhiều hoạn quan trong các triều đại phong kiến Trung Quốc có thói mê tín rất khác người. Thậm chí, họ luôn quan niệm, những giếng cổ, cây hoa, tượng đồng, chum nước, thậm chí hòn đá trong cung cũng có thể thành tinh hiển linh.
Các thái giám cũng rất tin vào thiên mệnh. Họ cho rằng, số phận họ đã an bài phải sống kiếp như vậy. Thái giám Trương Đức Phúc thời Từ Hy Thái Hậu thường ca thán: “Tôi mệnh Kim, nhưng vận Bạch hổ, trên khắc cha mẹ, dưới không con cái, số mệnh của tôi là cô độc hầu hạ người”. Vì vậy, ông dồn tâm huyết suốt đời phục vụ Từ Hy, không tham tiền tài, không màng danh lợi. Người trong cung bấy giờ thường ca tụng ông là “Thổ thánh nhân”.
Các thái giám cũng rất tin vào thiên mệnh. Họ cho rằng, số phận họ đã an bài phải sống kiếp như vậy. Thái giám Trương Đức Phúc thời Từ Hy Thái Hậu thường ca thán: “Tôi mệnh Kim, nhưng vận Bạch hổ, trên khắc cha mẹ, dưới không con cái, số mệnh của tôi là cô độc hầu hạ người”. Vì vậy, ông dồn tâm huyết suốt đời phục vụ Từ Hy, không tham tiền tài, không màng danh lợi. Người trong cung bấy giờ thường ca tụng ông là “Thổ thánh nhân”.
Lộng quyền can chính
Triều chính rối ren, chiến tranh loạn lạc chính là thời điểm thích hợp để các hoạn quan nắm bắt thời cơ làm càn. Trong vô vàn những biến cố thời Minh như “Thổ mộc chi biến”, “Đoạt môn chi biến”… đều có bàn tay của hoạn quan nhúng vào. Điển hình là trong “Thổ mộc chi biến” (tức sự biến Thảo mộc bảo), thái giám Vương Chấn vì chuyên quyền hống hách đã làm loạn vương triều, khiến quân Minh đại bại trong trận chiến với bộ tộc Ngõa Thích, vua Minh Anh Tông bị bắt làm tù binh.
Tới năm 1457, khi Minh Anh Tông làm “Đoạt môn chi biến” (tức Binh biến đoạt môn) để phục hồi ngôi báu, vị hoàng đế này phần vì nhớ tới công hầu hạ trước đây của hoạn quan Vương Chấn, phần vì thái giám Lưu Hằng và Tào Cát Tường (thủ hạ của Vương Chấn) ra sức thuyết phục, Anh Tông ra lệnh khôi phục danh dự, chức tước cho hoạn quan này. Thậm chí, hoàng đế còn tổ chức lễ chiêu hồn Vương Chấn, lập đền thờ ông ta tại chùa Tri Hòa với tên gọi là Tinh Trung.
“Tĩnh nạn chi biến” thời Minh Thành Tổ Chu Lệ cũng có sự can gián của thái giám trong triều. Sau khi soán ngôi Minh Huệ đế, Thành Tổ cũng hết mực trọng dụng các hoạn quan đã hầu hạ, trợ giúp mình.
Bản tính hung tàn
Xuất thân của hoạn quan khá thấp hèn. Đa phần trong số họ là dân ít học, tội phạm, tù binh chiến tranh. Số sĩ phu lương thiện bị lừa cắt bỏ sinh thực khí rồi tiến cung hoặc tự nguyện xin thiến làm hoạn quan để mưu cầu phú quý vô cùng hiếm. Sau khi trải qua thủ thuật “cung hình”, “yêm cát” rất tàn khốc, cơ thể họ có những biến đổi khác thường với tướng mạo bất dương bất âm, phần lớn đều thiếu hụt dương khí vốn có của người đàn ông. Thậm chí, các hoạn quan còn gặp phải những thay đổi rõ rệt về tâm lý, bản tính trở nên hung tàn, độc địa.
Trong thời Minh, với khao khát "tái sinh" bộ phận sinh dục đã bị thiến, thái giám còn có chiêu ăn những món khiến hậu thế phải rợn người như não trẻ hay bộ phận sinh dục nam giới. Quan niệm này đã cướp đi sinh mệnh của hàng loạt ấu nhi. Theo ghi chép trong “Dã hoạch thiên”, thái giám bấy giờ vì nghe lời xúi bẩy ăn não trẻ và sinh thực khí của đàn ông để "phục sinh như cũ", bèn bắt bớ giết hại hàng loạt trẻ nhỏ, khiến sinh linh chết oan nhiều như cỏ rạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét